Để chuẩn bị cho việc áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123, doanh nghiệp và các hộ, cá nhân kinh doanh cần nắm rõ một số kiến thức căn bản để áp dụng cho phù hợp. Cùng hopdongonline.vn tìm hiểu trong bài viết bên dưới về định nghĩa cũng như các loại hóa đơn phổ biến hiện nay.
1. Định nghĩa về hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
(Khoản 1 Điều 8 Luật quản lý thuế 2019)
(Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
Như vậy, hiểu một cách đơn giản hóa đơn điện tử là tập hợp thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được khởi tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử.
Có 2 hình thức, đó là:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế sẽ bao gồm 2 thành phần:
+ Số giao dịch: Là một dãy số duy nhất do hệ thống của CQT tạo ra.
+ Một chuỗi ký tự (34 ký tự) được CQT mã hóa từ thông tin người bán lập trên hóa đơn.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của CQT.
Tuy nhiên, trong khái niệm theo quy định mới cũng có đề cập đến trường hợp người bán sử dụng máy tính tiền, sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền này, kết nối chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế thì cũng được xem là hóa đơn điện tử và cũng sẽ bao gồm một trong hai trường hợp là hóa đơn có mã hoặc hóa đơn không mã.
2. Các loại hóa đơn điện tử
Theo quy định thì chúng ta sẽ có 6 loại:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công
- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia
(Trong đó, hóa đơn điện tử bán tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia là 2 hóa đơn mới theo Nghị định 123)
- Các loại hóa đơn khác: tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử.
- Chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
3. Chi tiết các loại hóa đơn
3.1 Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho tổ chức khai thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
- Hoạt động vận tải quốc tế
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
3.2 Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn này dành cho các tổ chức, cá nhân sau:
- Tổ chức, cá nhân, khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nội địa, hoạt động vận tải quốc tế, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Trên đây là một số thông tin về Hóa đơn điện tử, quý khách hàng có thể tham khảo một số bài viết khác về hóa đơn điện tử bên dưới: