Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc giao thương đi lại giữa doanh nghiệp và đối tác gặp nhiều khó khăn thì hợp đồng điện tử được xem là giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất. Không chỉ giúp cho việc ký kết giữa các bên dễ dàng hơn mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, quản trị được rủi ro cũng như thuận tiện trong việc ký kết, lưu trữ.

Tuy nhiên, một trong những băn khoăn nhất của doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng điện tử chính là tính pháp lý của hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì, giá trị pháp lý như thế nào, mời quý doanh nghiệp cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Hợp đồng điện tử là gì?

Theo Điều 11, mục 1, Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL 1996: “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu”.

Theo Điều 33, Luật giao dịch điện tử của Việt Nam 2005: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”

Vậy từ đó chúng ta có thể hiểu đơn giản hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong đó, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi và được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Do đó, luật pháp Việt Nam công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử, đồng thời được sử dụng làm chứng cứ khi một trong hai cá nhân không thực hiện đúng như những điều thỏa thuận, hay vi phạm những điều khoản được quy định trên hợp đồng.

Các đặc điểm của hợp đồng điện tử:

Hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng truyền thống. Theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Bên cạnh đó, một số đặc điểm của hợp đồng điện tử khiến chúng khác biệt so với hợp đồng thông thường là:

tinh-phap-ly-hop-dong-dien-tu

1. Thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu

Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu

2. Ít nhất 3 chủ thể tham gia trong giao kết hợp đồng

Trong hợp đồng điện tử, ngoài sự xuất hiện bên bán và bên mua còn có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba sẽ không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Bên này chỉ tham gia nhằm hỗ trợ và đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết hợp đồng điện tử.

3. Không áp dụng với một số loại giấy tờ

Phạm vi áp dụng hợp đồng điện tử sẽ không áp dụng đối với: văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử, hối phiếu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác cùng các giấy tờ có giá khác.

4. Dễ dàng ký kết trong và ngoài nước

Một đặc điểm cũng là ưu điểm của hợp đồng điện tử là có thể ký kết online vì vậy không bị giới hạn về không gian và thời gian. Việc ký kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng hơn bao giờ hết cùng hợp đồng điện tử.

5. Tính vô hình, phi vật chất

Hợp đồng điện tử được thực hiện bằng phương tiện điện tử, vì vậy hơp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, được tồn tại, lưu trữ, chứng minh bởi các dữ liệu điện tử không thể cầm nắm được.

6. Được tạo nên từ công nghệ hiện đại, mang tính chính xác cao.

Hợp đồng điện tử được tạo nên từ công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại nên mang tính chính xác, và sẽ là xu hướng trong tương lai.

Thao khảo: Báo Giá Hợp Đồng Điện T

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử?

tinh-phap-ly-hop-dong-dien-tu

Giải pháp Hợp đồng điện tử được phát triển trên nền tảng nghiên cứu đầy đủ các Luật, Nghị định và Quy định liên quan bao gồm:

  • Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về chữ ký số theo thông tư 06/2015/TT-BTTTT quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng chữ ký số.
  • Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực về chữ ký số.
  • Bộ Luật lao động 2019 ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử.

Kết luận

Qua những tìm hiểu về đặc điểm và tính pháp lý của hợp đồng điện tử chúng ta có thể thấy rằng hợp đồng điện tử không chỉ mang những ưu điểm giúp cho doanh nghiệp thuận tiện, dễ dàng ký kết nhanh chóng, đơn giản mà còn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng giấy, hợp đồng truyền thống.